SAVI HOMES cung cấp dịch vụ tư vấn và thiết kế kiến trúc – nội thất chuyên nghiệp các công trình biệt thự, nhà phố, căn hộ cao cấp, căn hộ dịch vụ, shop, showroom và văn phòng theo các phong cách đa dạng.
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tường tận về Quy trình thi công xây dựng

SAVI HOMES cam kết tiến độ triển khai thi công và lắp đặt đúng như hợp đồng. Ngoại trừ một số việc phát sinh hay bất khả kháng đột ngột ảnh hưởng đến tiến độ thi công.
Nội dung
ToggleBước 1: Tư vấn khách hàng
1.1 Nắm bắt nhu cầu khách hàng, thông tin dự án
Khi nhận được yêu cầu thi công, chuyên viên Kinh doanh sẽ chủ động liên hệ để nắm bắt những thông tin từ khách hàng
- Thông tin của dự án: loại hình sở hữu, diện tích, quy mô số tầng …
- Thời gian khởi công dự trù
- Dự trù chi phí đầu tư

1.2 Tư vấn sơ bộ và trao đổi quy trình làm việc
Sau khi tiếp nhận được những yêu cầu của khách hàng, đội ngũ tư vấn SAVI HOMES bắt đầu tư vấn sơ bộ cho khách hàng
- Hồ sơ kỹ thuật thi công xây dựng: cần đầy đủ các hạng mục để thi công
- Trao đổi về quy trình làm việc, điều khoản hợp đồng

Bước 2: Khảo sát hiện trạng và báo giá thi công
Tiếp theo, đội ngũ tư vấn SAVI HOMES và khách hàng sẽ tiến hành
- Khảo sát hiện trạng công trình: bao gồm khảo sát nhiều hạng mục
+ Khảo sát hiện trạng khu đất công trình: đất trống, công trình hiện hữu, khu dân cư, khu dự án.
+ Khảo sát công trình xung quanh công trình: cao tầng, thấp tầng, đất trống….
+ Khảo sát đường xá, vỉa hè: tạo điều kiện cho tập kết vật liệu.
+ Khảo sát đường điện, đường nước cấp cho công trình.
+ Khảo sát địa chất công trình.
+ Kiểm tra kích thước, diện tích khu đất thực tế.
- Kiểm tra, đối chiếu Hồ sơ kỹ thuật thi công của công trình so với điều kiện thực tế công trình có sai khác như thế nào.
- Tư vấn trực tiếp về mức độ khả thi của mức đầu tư và tiến độ thi công
- Báo giá thi công: chúng tôi sẽ tiến hành dự toán từng hạng mục phần thô, phần hoàn thiện và tiến độ thi công công trình. Báo giá thi công tùy vào khả năng tài chính của mỗi Khách hàng, chúng tôi đưa ra nhiều phương án thi công với nhiều chất liệu, giải pháp linh hoạt để điều chỉnh phù hợp với hoàn cảnh. Tuy nhiên, yêu cầu về chất lượng vẫn luôn là tiêu chí chính trong quy trình thi công xây dựng.
Các bước này nhằm đảm bảo thi công chuẩn tỷ lệ thực tế và phù hợp chi phí đầu tư.

Bước 3: Ký hợp đồng thi công
Sau khách hàng duyệt bảng dự toán thi công, để đảm bảo quá trình thi công rõ ràng, minh bạch, giữa SAVI HOMES và khách hàng sẽ tiến hành ký kết hợp đồng thi công thông qua tất cả điều khoản trong hợp đồng.
Quy trình thanh toán trong hợp đồng thi công tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa khách hàng và SAVI HOMES. Thông thường, quá trình thanh toán hợp đồng thi công được chia làm 3 đợt. Đợt 1 là vào thời điểm ký hợp đồng để chúng tôi mua vật tư và trang thiết bị.

Bước 4: Xin phép xây dựng
Tùy vào vị trí công trình là nhà ở riêng lẻ hay biệt thự trong khu dự án mà chúng tôi sẽ sẽ phối hợp với chủ đầu tư tiến hành thủ tục nộp hồ sơ xin phép xây dựng
- Phối hợp với chủ đầu tư cần hoàn thiện các thủ tục về xin phép xây dựng
- Nộp hồ sơ xin phép ban quản lý và chờ xét duyệt. Nhanh hơn hoặc lâu hơn nữa thì tùy vào bản vẽ xin phép và bên xét duyệt hồ sơ. Nhưng thông thường sẽ mất 03 ngày đến 1 tuần.
- Nếu hồ sơ được xét duyệt. Đơn vị thi công ký quỹ với ban quản lý để vào thi công. Đơn vị vào thi công phải đăng ký nhân sự với ban quản lý và có chữ ký của chủ đầu tư (chủ nhà)

Bước 5: Công tác chuẩn bị trước khi thi công xây dựng
- Tháo dỡ, giải phóng mặt bằng (nếu có)
- Liên hệ với cơ quan điện, nước để di dời đồng hồ điện, đồng hồ nước trước khi khởi công
- Thông báo khởi công công trình đến chính quyền địa phương bằng văn bản, thông báo cho các hộ dân kế cận giáp ranh công trình, ghi nhận bằng văn bản hiện trạng các công trình lân cận.
- Treo biển báo công trình (gồm 4 bảng như quy định: Biển báo công trình, Nội quy công trình, An toàn lao động, Cảnh báo công trình).
- Chuẩn bị bộ hồ sơ thiết kế xây dựng làm căn cứ kỹ thuật để thi công.
- Định vị công trình: định vị tim móng, đo đạc, kiểm tra diện tích đất so với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và Bản vẽ xin phép xây dựng
+ Với các công trình nằm giữa khu đất trống hoặc không xác định rõ ranh lộ giới thì Chủ đầu tư phải nhờ cơ quan chức năng nhà nước hoặc Ban quản lý dự án xác định và bàn giao mốc xây dựng.
+ Chụp hình hiện trạng công trình, chụp hình hiện trạng các công trình lân cận để tránh các vấn đề rủi ro, pháp lí từ phía chính quyền và các công trình lân cận sau này.
+ Nếu quy mô hiện trạng công trình lớn hơn trong chủ quyền và giấy phép thì tạm ngưng thi công và làm việc lại với các cơ quan chức năng kiểm tra lại giấy phép xây dựng (không nên tự ý xây)
- Xác định cao độ chuẩn: xác định cao độ nền tầng trệt so với mặt đường
- Lập biên bản bàn giao mặt bằng, xác định ngày khởi công
- Tổ chức công trường, làm lán trại cho công nhân (nếu mặt bằng cho phép)
- Lắp đặt cổng, tường rào công trình theo tiêu chuẩn công ty để đảm bảo an ninh cho công trình trong suốt quá trình thi công
- Chuẩn bị nhân công, vật tư, thiết bị máy móc phục vụ thi công
- Chuẩn bị quy trình cung ứng vật tư

Bước 6: Thi công xây dựng
6.1 Thi công phần thô
6.1.1 Thi công gia cố nền móng – ép cọc cừ, tường vây
- Tiến hành định vị, xác định cao độ cọc (đối với những công trình có thiết kế cọc) theo thiết kế.
- Tiến hành định vị, xác định cao độ cừ vây Larsen (đối với những công trình có thiết kế tường vây) theo thiết kế.
6.1.2 Thi công phần móng và phần ngầm
Công tác đào hố móng:
- Tiến hành định vị, xác định cao độ móng theo thiết kế.
- Tiến hành đào đất hố móng: Đào móng bằng máy (bằng tay), chỉnh sửa hố móng lại bằng thủ công
Công tác cốp pha, cốt thép và bê tông móng, sàn trệt:
- Bước 1: Định vị vị trí và cao độ móng công trình.
- Bước 2: Đào (vận chuyển) và chỉnh sửa lớp đất (cát) nền và đầm chặt bằng đầm bàn.
- Bước 3: Ghép cốp pha bê tông lót.
- Bước 4: Đổ bê tông lót dầm và đài móng
- Bước 5: Xây thành đài và dầm móng bằng tường xây gạch ống
- Bước 6: Lấp đất tận dụng sàn đến cao độ thiết kế, đổ bê tông lót sàn.
- Bước 7: Lắp đặt cốt thép móng, dầm móng, sàn, cổ cột và thép vách (nếu có hầm).
- Bước 8: Kiểm tra lại vị trí, cao độ dầm móng, sàn theo thiết kế.
- Bước 9: Đổ bê tông móng, dầm móng và sàn.
- Bước 10: Bảo dưỡng bê tông.
Công tác thi công các công trình ngầm: hố ga, hầm tự hoại (bể phốt), hố pít thang máy (nếu có) …
- Thực hiện song song, cùng lúc với quá trình thi công phần móng.
- Tiến hành định vị, xác định cao độ công trình ngầm (hố ga, hầm tự hoại …) theo thiết kế.
- Tiến hành đào đất công trình ngầm: Đào móng bằng máy (bằng tay), chỉnh sửa lại bằng thủ công.
- Lắp đặt hệ thống cấp nước, thoát nước âm nền hoàn chỉnh và tiến hành thử áp trước khi đổ bê tông sàn trệt.
- Lắp đặt cọc tiếp địa cho hệ thống điện toàn nhà nhằm tăng độ an toàn và chống rò rỉ điện.
- Mời Chủ đầu tư nghiệm thu cốp pha, cốt thép móng và sàn trệt, hệ thống điện nước âm ngầm.
6.1.3 Thi công phần phần thân và mái
a. Công tác thi công cột
- Định vị tim trục cột, vệ sinh chân cột: kiểm tra vị trí, tim trục cột, đục nhám, vệ sinh thép chờ chân cột.
- Lắp dựng cốt thép cột, thép râu: kiểm tra chủng loại, vị trí, chiều dài thép, chiều dài đoạn nối thép.
- Lắp dựng cốp pha cột: kiểm tra vị trí, kích thước, bề mặt ván khuôn, độ thẳng đứng, kín khít, độ ổn định ván khuôn.
- Đổ bê tông cột: vệ sinh, tưới bám dính trước khi đổ bê tông, kiểm tra kĩ thuật đổ và đầm bê tông.
- Tháo dỡ ván khuôn, bảo dưỡng bê tông.
b. Công tác thi công dầm, sàn
- Định vị cao độ, tim trục dầm, sàn: kiểm tra vị trí, tim trục, cao độ dầm, sàn.
- Lắp dựng coppha dầm, sàn: kiểm tra vị trí, kích thước, bề mặt, độ thẳng đứng, kín khít, độ ổn định ván khuôn, vệ sinh ván khuôn, đục nhám, vệ sinh mạch ngừng thi công (nếu có).
- Lắp đạt cốt thép dầm, sàn: kiểm tra chủng loại, vị trí, chiều dài thép, chiều dài đoạn nối thép, chiều dày lớp bảo vệ, vệ sinh thép dầm, sàn.
- Đổ bê tông dầm, sàn: kiểm tra kĩ thuật đổ, đầm bê tông, cao độ bê tông.
- Tưới nước bảo dưỡng bê tông dầm sàn.
c. Công tác đổ bê tông
- Khuyến khích khách hàng đổ bê tông toàn bộ sàn trệt, sân trước kết nối với dầm sàn và đài móng.
- Khuyến khích đổ bê tông đà các đầu cửa đi, cửa sổ, đà giằng tường ban công, sân thượng, đà giằng tường ngang đối với tường cao trên 4m, và các cột kẹp ban công.
- Sử dụng bê tông thương phẩm, đúng mác thiết kế, trộn sẵn ở nhà máy và đổ bằng bơm chuyên dụng (trừ những công trình xe bê tông không thể vào).
6.1.4 Thi công phần xây, tô trát, cán sàn – láng
- Sử dụng gạch xây nhà máy sản xuất theo công nghệ Tuynel, kích thước 8×18, tuyệt đối không sử dụng gạch tổ hợp, gạch lò…
- Sử dụng cát sạch cho xây tô.
- Vữa Xây Tô trộn bằng máy trộn lồng nghiêng, đúng tỉ lệ mác, không trộn tay.
- Luôn có thép neo Cột – Tường chống nứt.
- Đóng lưới thép liên kết toàn bộ phần tường giao với đà, cột, cầu thang, tường đầu cửa sổ, cửa đi, phần tường đi ống nước, điện, máy lạnh … trước khi tô, để chống nứt, chống xé về sau.
a. Công tác xây
- Vệ sinh, định vị vị trí tường xây.
- Xác định phương đứng của tường xây, cạnh cửa, góc tường và khoan cắm thép râu tường.
- Gạch xây phải được làm ẩm trước khi xây, vữa xây phải được trộn theo đúng tỉ lệ cấp phối (thông thường vữa xây mác 75 hoặc 100).
- Xây tường từ dưới lên trên, tường chính xây trước, tường phụ xây sau.
- Tường bao che xây trước, tường ngăn bên trong xây sau.
- Liên kết giữa tường gạch và cột phải có râu thép.
- Lắp đặt BTCT lanh tô đúc sẵn tại các vị trí cửa.
- Kiểm tra mạch vữa: không trùng, thẳng và đều.
- Vệ sinh mặt bằng thi công sau khi hoàn thành công tác xây.
b. Công tác tô trát
- Vệ sinh sạch sẽ bụi bẩn trên bề mặt trát, nếu bề mặt gồ ghề, lồi lõm thì cần phải đục đẽo hay đắp thêm tạo cho bề mặt tương đối bằng phẳng rồi mới tiến hành trát.
- Đắp mốc trát, khống chế chiều dày lớp trát theo thiết kế, đảm bảo song song với các tim trục, mốc trát thấp nhất cách nền từ 10 đến 15cm.
- Đóng lưới thép phần tiếp giáp giữa bê tông và gạch, phần ống điện.
- Tưới ẩm tường trước khi trát.
- Đối với bê tông vẩy vữa hồ dầu tạo bám dính.
- Trát tường theo cấp phối quy định, trộn vữa bằng máy (thông thường vữa xây mác 75 hoặc 100).
- Khi ngừng trát giữa 2 lớp phải cắt vát theo mạch ngừng.
- Nếu trát bề mặt ngoài của tường thì phải đảm bảo giàn giáo và sàn công tác an toàn trước khi trát.
- Trát xong phải có biện pháp bảo vệ tránh va chạm.
- Bảo dưỡng lớp trát.
c. Công tác cán sàn – láng
- Đục tẩy, vệ sinh mặt sàn, đắp mốc láng.
- Trước khi láng tưới 1 lớp hồ dầu lên mặt sàn, láng vữa theo mác thiết kế.
- Đảm bảo bề mặt phải phẳng, độ dốc theo thiết kế.

6.2 Thi công phần hoàn thiện
Trước khi tiến hành thi công hoàn thiện, chúng tôi sẽ trình bày tất cả vật liệu mẫu thực tế trước khi thi công (gạch, gỗ, đá, mẫu màu sơn, mẫu giấy dán tường, mẫu vải rèm …). Chủ đầu tư sẽ được chọn mẫu cho đến khi hài lòng, sau đó xác nhận và ký duyệt mẫu.
6.2.1 Công tác dọn dẹp mặt bằng
- Xử lý các khuyết tật toàn bộ mặt sàn, tường cần chống thấm và ốp lát.
- Dọn dẹp vệ sinh toàn bộ mặt sàn, tường cần chống thấm và ốp lát.
6.2.2 Công tác chống thấm
- Sử dụng phụ gia chống thấm Sika, Flinkote hoặc tương đương, thi công đúng quy trình chuẩn của Công ty chống thấm.
- Chống thấm toàn bộ sàn Vệ Sinh, Ban Công, Sê Nô, Sân Thượng, Mái… thi công đúng quy trình chuẩn của công ty chống thấm, bảo hành chống thấm theo Hợp đồng đã ký.
6.2.3 Công tác ốp lát
- Ốp, lát đúng kĩ thuật, thẩm mỹ.
- Ốp, lát viên mốc để làm cữ, khống chế chiều cao và chiều rộng của mạch.
- Quá trình ốp, lát cần kiểm tra độ phẳng bề mặt bằng thước, thường xuyên kiểm tra vị trí mặt ốp lát theo mốc tham chiếu.
- Khi ốp, lát cần kiểm tra độ đồng đều màu sắc gạch ốp lát.
- Sử dụng keo để làm mạch ốp, lát.
6.2.4 Công tác sơn bả
- Vệ sinh mặt tường, trần cần sơn bả.
- Bả matic, sơn lót và sơn phủ hoàn thiện.
6.2.5 Công tác thi công điện nước
- Sử dụng ống cấp nước lạnh là PVC, ống cấp nước nóng là PPR chịu nhiệt thi công nối bằng phương pháp dán keo, hàn nhiệt (hoặc yêu cầu khác theo HĐ).
- Sử dụng ống thoát nước là PVC thi công nối bằng phương pháp dán keo.
- Thử áp toàn bộ hệ thống nước trước khi đưa vào sử dụng.
- Sử dụng luồn dây điện âm sàn (trong cấu kiện Bê tông) là ống cứng.
- Sử dụng luồn dây điện âm tường, trần thạch cao là ống ruột gà (hoặc yêu cầu khác theo hợp HĐ).
- Thi công điện theo phương pháp chia đường dây theo mục đích sử dụng, có CB tự ngắt ở từng tầng riêng biệt, tránh mọi rủi ro chập, cháy, nổ.

Bước 7: Hoàn thiện công trình
7.1 Nghiệm thu và bàn giao
Sau khi hoàn thành các công việc thi công hoàn thiện, chúng tôi sẽ tiến hành vệ sinh công nghiệp với mục đích dọn dẹp sạch sẽ, vệ sinh, hút bụi, lau kính, đánh bóng sàn với máy móc thiết bị chuyên dụng để khách hàng có thể dọn vào ngay.
Công trình sẽ được nghiệm thu đúng chất lượng, khối lượng và số lượng với báo giá ban đầu và bàn giao cho chủ nhà. Nếu các hạng mục đều khớp với báo giá ban đầu thì giữa SAVI HOMES và khách hàng cùng ký biên bản nghiệm thu, bàn giao dự án, thanh toán 20% giá trị hợp đồng thi công còn lại và thanh lý hợp đồng.

7.2 Bảo hành, bảo trì
Sau khi thanh lý hợp đồng, chúng tôi sẽ gửi Biên bản bảo hành.
Thời gian bảo hành trong 1 năm đầu, kể từ ngày nghiệm thu thực tế tại công trình.
Trong thời hạn bảo hành, chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm sửa chữa miễn phí các hư hỏng do lỗi kỹ thuật liên quan đến công trình. Tất cả các phụ tùng, linh kiện hoặc sản phẩm bị lỗi, hư hỏng được thay thế theo điều khoản bảo hành này sẽ trở thành tài sản của SAVI HOMES.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN
Sau khi đã tìm hiểu về quy trình làm việc chuyên nghiệp của chúng tôi, nếu bạn có nhu cầu thiết kế kiến trúc và thi công xây dựng, hãy liên lạc ngay với chúng tôi. Đội ngũ kiến trúc sư, nhà thiết kế SAVI HOMES sẽ tư vấn thiết kế cho bạn giải pháp tốt nhất. Các chương trình ưu đãi đặc biệt luôn chờ đón bạn.