QUY TRÌNH 6 BƯỚC CẦN LÀM KHI NHẬN BÀN GIAO CĂN HỘ

bàn giao căn hộ

Khi mua căn hộ, gia chủ nào cũng háo hức chờ đến ngày nhận bàn giao nhà. Thế nhưng nhiều người nhận nhà lần đầu lúng túng không biết rõ các bước quan trọng cần làm để việc kiểm tra, nhận bàn giao nhà được suôn sẻ và thuận lợi.

Sau đây SAVI HOMES sẽ tư vấn chi tiết 6 bước cần làm cho quý gia chủ yên tâm nhận nhà.

1 Bia Quy trinh 6 Buoc can lam khi nhan ban giao can ho min

1. Đem theo các hồ sơ và dụng cụ theo checklist

2 Checklist can dem theo min

1.1 Hồ sơ cần đem theo khi nhận bàn giao căn hộ

  • Hợp đồng mua bán: để kiểm tra kích thước và diện tích căn hộ, cũng như các điều khoản về tỉ lệ % chênh lệch diện tích
  • Phụ lục Hợp đồng: có Danh mục vật liệu và trang thiết bị bàn giao. Tài liệu này dùng để kiểm tra điều kiện bà giao thực tế có đúng với hợp đồng
  • Bản vẽ căn hộ: có Mặt bằng có đủ kích thước và Mặt cắt có chiều cao
Hồ sơ cần đem theo khi nhận bàn giao căn hộ
Hồ sơ cần đem theo khi nhận bàn giao căn hộ

1.2 Dụng cụ cần đem theo khi nhận bàn giao căn hộ

  • Tua vít nhỏ, bút thử điện: để kiểm tra các thiết bị điện
  • Thước dây loại cứng, thước đo laser cầm tay: để đo kích thước căn hộ và các trang thiết bị nội thất được bàn giao
  • Đèn pin hoặc điện thoại có chức năng đèn pin: để soi kiểm tra trần, các góc tối
Dụng cụ cần đem theo khi nhận bàn giao căn hộ
Dụng cụ cần đem theo khi nhận bàn giao căn hộ

2. Đo và kiểm tra diện tích theo bản vẽ

5 Do va kiem tra theo ban ve min

Đo đạc kích thước căn hộ thực tế so với kích thước trên bản vẽ. Điều này để đảm bảo diện tích căn hộ thực tế khớp với diện tích căn hộ trong hợp đồng, và diện tích căn hộ trong sổ đỏ sau này.

  • Đo các kích thước tổng như chiều dài và chiều rộng, do thời gian có hạn. Nếu các kích thước này sai khác lớn thì chủ nhà có thể dừng kiểm tra và có quyền mời bên thứ ba (công ty pháp nhân về đo đạc) để xác định lại diện tích sử dụng thực tế của căn hộ.
  • Đo ngẫu nhiên vài kích thước của các hộp gen kỹ thuật hoặc đoạn tường giật ra vô. Việc này chỉ tiến hành khi đã đo các kích thước tổng và thấy không có sai lệch. 

Trường hợp sai lệch vượt quá tỉ lệ % quy định trong hợp đồng (thường 0.5-2%) thì cần yêu cầu điều chỉnh giá bán (người mua sẽ được trả hoặc nộp thêm tiền mua căn hộ).

Đo đạc chiều cao trần bàn giao so với kích thước chiều cao trên bản vẽ. Việc sai khác 5-10cm là có thể chấp nhận được. Tuy nhiên nếu sai khác đến hơn 20cm thì chủ nhà cần làm việc lại với chủ đầu tư để điều chỉnh. Ví dụ chiều cao phòng khách thực tế là 2.8m sẽ có cảm giác rất khác so với chiều cao phòng khách 3m như thiết kế mà chủ đầu tư cam kết.

Đo đạc kích thước căn hộ
Đo đạc kích thước căn hộ

3. Kiểm tra Hệ thống điện nước và Phòng cháy chữa cháy

7 Kiem tra he thong dien nuoc DHKK PCCC min

– Bật cầu dao tổng (CB)

Bật cầu dao tổng căn hộ
Bật cầu dao tổng căn hộ

– Đèn: bật tất cả công tắc đèn. Kiểm tra bật và tắt 3 lần liền. Đèn đạt chuẩn khi các đèn sáng đều, không nhấp nháy. Ngoài ra cần kiểm tra các công tắc liệu có dễ bật/tắt hay không. Và các bóng đèn có nứt, vỡ hay bị sơn che phủ không?

Kiểm tra hệ thống đèn
Kiểm tra hệ thống đèn

– Điện: dùng bút thử điện kiểm tra các ổ cắm

Kiểm tra hệ thống điện
Kiểm tra hệ thống điện

Điện nhẹ, thông tin liên lạc: Kiểm tra có đủ đầu chờ internet, truyền hình cáp ở phòng khách, phòng ngủ không

Kiểm tra hệ thống điện nhẹ, thông tin liên lạc
Kiểm tra hệ thống điện nhẹ, thông tin liên lạc

– Điều hòa không khí:

  • Kiểm tra đầu chờ ống đồng điều hòa có được bịt kín chưa. Đo chiều cao của đầu chờ ống nước ngưng từ trần nhà xuống, tối thiểu là 30cm nếu nhỏ hơn sau sẽ không lắm được mặt lạnh của điều hòa. Đường ống thoát nước điều hòa có cao hơn đường gas không? Nếu cao hơn thì cần chỉnh lại nếu không lúc sử dụng nước sẽ bị chảy ngược vào trong nhà
  • Trường hợp bàn giao có hệ thống điều hòa thì cần kiểm tra cục lạnh, cục nóng điều hòa, bật điều hòa lên xem có mát trong 15ph không
Kiểm tra hệ thống điều hòa không khí
Kiểm tra hệ thống điều hòa không khí

Cấp nước: Kiểm tra ở vệ sinh, bếp, ban công, lô gia có máy giặt. Kiểm tra vị trí van tổng, mở vòi và các đầu cấp nước, xả nước ở bồn rửa để kiểm tra xem lực nước chảy yếu hay mạnh, nhất là lực nước từ vòi xịt vệ sinh.

Kiểm tra hệ thống cấp nước
Kiểm tra hệ thống cấp nước

– Thoát nước: hứng nước vào xô chậu đổ ra sàn vệ sinh, ban công để xem thoát nước có tốt không, sàn có bị vênh không đủ dốc? Lúc thoát có nhanh không hay bị tắt ở phễu thoát? Xả nước ở bồn rửa ở bếp, WC để kiểm tra xem thoát có tốt không?

Kiểm tra hệ thống thoát nước
Kiểm tra hệ thống thoát nước

– Hệ thống nước nóng: Bật sẵn công tắc nước nóng, khoảng 15 phút sau kiểm tra xem có nước nóng hay không?

Kiểm tra hệ thống nước nóng
Kiểm tra hệ thống nước nóng

– Thiết bị báo cháy và chữa cháy: có đủ đầu báo nhiệt ở bếp, đầu báo khói ở các phòng và đầu xả nước sprinkler ở các phòng không?

Kiểm tra thiết bị báo cháy và chữa cháy
Kiểm tra thiết bị báo cháy và chữa cháy

– Hút mùi vệ sinh: kiểm tra qua nắp thăm trần nhà vệ sinh xem đầu hút mùi nhà vệ sinh có đấu nối chưa? Kiểm tra tiếng quạt hút mùi nhà vệ sinh có ồn không?

Kiểm tra hút mùi vệ sinh
Kiểm tra hút mùi vệ sinh

4. Kiểm tra hoàn thiện trang thiết bị

18 Kiem tra phan hoan thien va trang thiet bi min

Cửa chính: đây là cửa quan trọng nhất của căn hộ. Thông thường cửa được trang bị khóa điện tử. kiểm tra đóng mở khóa thử bằng nhiều cách như pass, vân tay, thẻ …. Tiếp đến là kiểm tra nẹp cửa, thanh chắn bụi bên dưới, thanh cao su các cạnh, đảm bảo cửa khít chống khói khi có sự cố hỏa hoạn. Kiểm tra keo ở các khung cửa, cửa đóng có khít, cong vênh đâu không? Kiểm tra có gắn mắt thần không?

Kiểm tra cửa chính
Kiểm tra cửa chính

– Cửa phòng: đóng mở khóa thử, kiểm tra các thanh trượt, nẹp cửa, keo ở các khung cửa, cửa đóng có khít, cong vênh đâu không? Kiểm tra số lượng chìa khóa được nhận có đúng với số lượng cửa không, các chìa khóa có thuận tiện đút vào ổ khóa không? 

Kiểm tra cửa phòng
Kiểm tra cửa phòng

– Cửa sổ, cửa ra ban công: thường là cửa nhôm kính. Đóng mở cửa để kiểm tra bản lề và thanh trượt, khóa cửa. Kiểm tra ron cao su chỗ nối giữa nhôm và kính xem có khít, có đều mịn không? Các vìa tường có hiện tượng ẩm mốc không? Nếu bị ẩm mốc là nguyên nhân nước bị ngấm qua đường cửa sổ. Kính có được vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là mặt bên ngoài nhà của cửa sổ vì mặt này chủ nhà không tự vệ sinh được.

Kiểm tra cửa phòng
Kiểm tra cửa phòng

– Gạch: gạch lát sàn và tường phải phẳng, không chênh giữa các tấm gạch, ron gạch đều tầm 1-2mm. Gạch có độ đồng đều của về kích cỡ, màu sắc, hoa văn. Kiểm tra độ đặc chắc và bám dính vào tường và nền ốp bằng cách gõ nhẹ lên bề mặt gạch. Chú ý gạch ốp chân tường và vệ sinh hay bị bong tróc hơn các vị trí khác, là nguy cơ thấm sau này.

Kiểm tra gạch
Kiểm tra gạch

– Sàn gỗ: Kiểm tra toàn bộ phần sàn gỗ của các phòng xem có bị ép, lún, phồng, ọp ẹp, sứt và có khe hở với len tường không? Các cạnh có bị rộp vẩy nến do bị thấm nước hay không? Kiểm tra độ khít của các tấm gỗ với nhau.

Kiểm tra sàn gỗ
Kiểm tra sàn gỗ

– Tường: dùng đèn pin chiếu sát tường kiểm tra độ phẳng của tường. Chú ý kiểm tra mặt tường ở độ cao khoảng 1,5m đến 1,8m (chỗ giáp lai giữa hai tầm giáo) là hay bị lỗi nhất. Kiểm tra len tường có thẳng, chỗ sơn hay silicon cạnh trên len có thẳng không?

Kiểm tra tường
Kiểm tra tường

– Trần: nhìn xem có phẳng, nếu chủ đầu tư bàn giao là có trần thạch cao kiểm tra xem có đúng chiều cao không? Vị trí nối giữa trần và tường có bị nứt không? Khe trần có đều không?

Kiểm tra trần
Kiểm tra trần

Lan can: thường là lan can nhôm kính. Nên lay lắc thử xem có chắc chắn không? Các vị trí silicon có đều và đủ không? Có chỗ nào rỉ sét không?

Kiểm tra lan can
Kiểm tra lan can

– Chống thấm: kiểm tra bằng mắt thường các vị trí chân tường vệ sinh, ban công, hộp kỹ thuật xem có dấu hiệu thấm không. Nếu có máy đo độ ẩm chuyên dụng thì kết hợp đo thêm.

5. Kiểm tra nội thất

27 Kiem tra noi that min

– Tủ bếp, tủ WC, tủ áo, tủ giày: Cánh tủ không được vênh, cánh mở ra đóng vào không bị chạm vào các cánh/ kết cấu khác. Khi đóng các khe hở giữa các cánh, giữa cánh với cạnh tủ phải đều, khe hở thông thường 2-3mm, khe hở đối với hệ tủ nhập khẩu là 5mm.

– Các bản lề bật & ray trượt tủ: Mở, đóng, kéo ra vài lần để kiểm tra độ khít của bản lề cửa và độ nhạy của hộc tủ. Các bản lề bật cho tủ bếp phải bắt chắc chắn và đầy đủ vít, với cánh có chiều cao <600mm thì cần 2 bản lề cho mỗi cánh, lớn hơn phải có từ 3-4 bản lề/ cánh. Kiểm tra các ngăn kéo khi kéo ra nhẹ nhàng, không tự trôi ra, các ruột ngăn kéo và mặt khuất phải được phủ hoàn thiện.

Kiểm tra tủ và phụ kiện tủ
Kiểm tra tủ và phụ kiện tủ

– Mặt đá tủ bếp, tủ WC: chỗ nối phải phẳng (kiểm tra bằng tay hoặc áp thước nhôm lên), các cạnh phải đánh bóng đều, không còn vết mài, chỗ đặt mặt chậu rửa tiếp xúc với mặt đá phải bơm silicon, vết bơm không được lem nhem, kích thước thông thường 3-5mm.

Kiểm tra mặt đá tủ
Kiểm tra mặt đá tủ

– Các thiết bị bếp, WC: kiểm tra xem có sứt mẻ, rỉ sét, hỏng hóc gì không?

Kiểm tra các thiết bị bếp và WC
Kiểm tra các thiết bị bếp và WC

6. Kiểm tra Hồ sơ chủ đầu tư cần cung cấp

31 Ho so chu dau tu can cung cap min

Bản vẽ hoàn công có đủ dấu đỏ các bên: ít nhất là của chủ đầu tư, nhà thầu và giám sát thi công.

Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng

Biên bản nghiệm thu phòng cháy chữa cháy

Biên bản bàn giao căn hộ

Chốt công tơ điện, nước, nhận chìa khóa cửa chính và các cửa phòng ngủ, vệ sinh

Trên đây là toàn bộ kiến thức về các bước nhận bàn giao căn hộ mà chủ nhà cần biết. SAVI HOMES hy vọng giúp Quý gia chủ yên tâm hơn khi nhận nhà.

Nếu có nhu cầu thiết kế và thi công nội thất, Quý gia chủ hãy liên hệ ngay với SAVI HOMES để được hỗ trợ và tư vấn. Chúng tôi hân hạnh đồng hành cùng Quý gia chủ trong hành trình tạo nên không gian sống khác biệt.